Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

   Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với một chủ thể kinh doanh hay chính người thiết kế ra kiểu dáng công nghiệp đó. Đây là một trong những điều kiện để đáp ứng yêu cầu bảo hộ.

1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

    Tại khoản 13 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

    Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện…. thuộc mọi lĩnh vực có kết cấu và chức năng nhất định.

    Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về vật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

   Thứ nhất, tại điều 66 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định  tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp, theo đó:

   “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

    Bởi, kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẽ đẹp và nâng cao tính tiện ích của sản phẩm nên kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai thì không được pháp luật bảo hộ.

    Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu không thuộc các trường hợp sau đây:

(i) Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt hoặc lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng…..);

(ii) Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng của các hình hình học (hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên, đã được biết rộng rãi.

(iii) Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;

(iv) Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy…).

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *