Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Vì sao sáng chế có hiệu lực 20 năm?

Theo điều 90 của bộ luật sở hữu trí tuệ, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Tại sao lại như vậy?

Có thể bạn quan tâm

Bằng độc quyền sáng chế là gì?

Theo khoản 1 điều 58 văn bản hợp nhất sở hữu trí tuệ năm 2019, bằng độc quyền sáng chế là một hình thức bảo hộ cho bằng độc quyền sáng chế.

Sau khi được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, bằng độc quyền sáng chế sẽ cấp cho nhà phát minh một số độc quyền đối với sáng chế của mình. Quyền đó sẽ bảo hộ sáng chế (thường trong vòng 20 năm) khỏi bị khai thác bởi các cá nhân, tổ chức khác trong khu vực nhất định.

Bù lại, đổi lấy việc được bảo hộ thì nhà phát minh phải bộc lộ thông tin về sáng chế của mình. Điều này sẽ cho phép công chúng tiếp cận cũng như nghiên cứu, kích thích cải tiến các sáng chế đương thời và tạo ra sáng chế mới.

Xem xét khía cạnh lịch sử

Lịch sử loài người đã ghi nhận ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn, và bây giờ đang cận kề cuộc cách mạng thứ tư.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đó là cuộc cách mạng về hơi nước, sử dụng năng lượng nước cũng như cơ giới hóa sản xuất. Với mốc khởi đầu là sự phát minh ra động cơ hơi nước của James Watt vào năm 1784. Phát minh của James Watt đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của Châu Âu suốt thế kỉ 19.

Đầu máy hơi nước của James Watt
Đầu máy hơi nước của James Watt

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là cuộc cách mạng về công nghệ điện. Lần này, thay vì chỉ cơ giới hóa sản xuất, con người đã đưa ra ý niệm về sử dụng hệ thống dây chuyền tự động để sản xuất quy mô lớn, với hiệu quả cao và liên tục.

Bắt đầu khoảng những năm 1870, gần 100 năm sau mốc khởi điểm cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng lần này tập trung vào công nghệ điện, vận tải, hóa học, sắt thép và sản xuất tiêu dùng hàng loạt. Cuốc cách mạng kết thúc khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra vào năm 1914.

Chuyến thử nghiệm xe điện lần đầu tiên của Edison
Chuyến thử nghiệm xe điện lần đầu tiên của Edison

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cuộc cách mạng thứ ba bắt đầu vào năm 1969, khoảng 50 năm sau khi cuộc cách mạng thứ hai đóng mình.Với sự phát triển không ngừng nghỉ về cộng nghệ thông tin, truyền thông, thiết bị bán dẫn, máy tính cá nhân và đặc biết là kết nối mạng toàn cầu (internet), cuộc cách mạng thứ ba còn được gọi là kỉ nguyên cách mạng máy tính.

Cuộc cách mạng này đã thay đổi cơ cấu sản xuất rất nhiều, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ ít tài nguyên thiên nhiên hơn, đồng thời hỗ trợ cho ra nhiều sản phẩm hơn. Cuộc cách mạng thứ ba có thể được coi là kết thúc với sự ra đời của internet – năm 1990.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 – cách mạng về công nghệ thông tin
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 – cách mạng về công nghệ thông tin

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư

Xuất hiện trong báo cáo của chính phủ Đức năm 2013, khái niệm công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư) được dự đoán là cuộc cách mạng kết nối các cơ sở sản xuất một cách thông minh, liên kết công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình sản xuất về cùng một bộ. Kỉ nguyên này được dự tính là kỉ nguyên số.

Hãy nhìn vào khoảng cách của các cuộc cách mạng, ta thấy rằng khoảng thời gian để nảy sinh ra cuộc cách mạng tiếp theo sẽ bị rút ngắn đi nhiều, bởi lẽ công nghệ là một thứ phát triển nhanh và không ngừng nghỉ.

Khoảng cách giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và hai cách nau gần 100 năm, hai và ba là 50 năm, và ba tới tư chỉ gần 23 năm. Khoảng cách của chúng đang thu lại rất nhiều, vì thế nếu bảo hộ bằng độc quyền sáng chế dài hơn 20 năm, sẽ có thể:

  • Hạn chế sự phát triển đối với các ngành công nghệ liên quan;
  • Làm giảm khả năng phát triển công nghệ.

Kết luận dựa vào lịch sử

Nói tóm lại, tính từ thời đại cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất, tốc độ tăng tưởng của công nghệ có thể nói là được đong đếm bằng cấp số nhân. Ngày nay, nhiều sáng chế, phương pháp hữu ích đã được tính toán hoặc tìm ra bởi trí não của máy tính AI thay vì con người.

Vì thế rất có khả năng trong một tương lai không xa, sáng chế đến từ sức suy nghĩ và sáng tạo của con người sẽ dần cạn kiệt; thay vào đó là các hoạt động phát minh của AI. Nếu đó là tương lai của chúng ta, thì chắc chắn rằng một tương lai về việc quyền hạn của bằng độc quyền sáng chế sẽ bị xóa bỏ là hoàn toàn có thể.

Xem xét khía cạnh kinh tế

Bóng đèn - phát minh đem lại ánh sáng cho con người
Bóng đèn – phát minh đem lại ánh sáng cho con người

Tại sao lại không nên độc quyền quá dài?

Hãy thử tượng tượng việc bóng đèn là bằng độc quyền sáng chế của riêng công ty của Edison, chuyện gì sẽ xảy ra? Khi có sự độc quyền về sáng chế bóng đèn, công ty Edison sẽ là nơi duy nhất cung cấp ánh sáng điện cho loài người, khiến cho giá của chiếc bóng đèn có thể cao chót vót (cho nguồn cung hạn hẹp).

Hơn nữa, hãy thử tưởng tượng xem các ngành công nghiệp điện tử kim ngạch to lớn ngày nay như Apple, Samsung, Microsoft hay Intel sẽ phải mất bao lâu để có thể sản xuất một sản phẩm mới nếu nó dựa trên công nghệ của sáng chế độc quyền?

Công nghệ là một phương tiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lao động của con người, tiến dần tới công nghệ hóa, tự động hóa. Vì thế nếu sự độc quyền là “tuyệt đối” (quá dài, tập trung quyền lực về nhà phát minh), nó sẽ kìm hãm tiến độ phát triển công nghệ nói chung và kinh tế nói riêng.

Vậy sao không xét bằng sáng chế như một loại hàng hóa?

Có người sẽ cho rằng các bằng sáng chế này có thể độc quyền “tuyệt đối”, kinh tế vẫn có thể phát triển dựa trên việc mua bán quyền sở hữu của sáng chế, hay “nhượng quyền”. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có cách nào để định giá “chất xám” của mỗi người hay không? Nếu có thì liệu rằng cái bảng cân quy đổi trí tuệ lấy vật chất đó có thực sự hợp lý với “giá trị” thực sự của sáng chế?

Chính vì tính “mập mờ” trong việc định giá trí tuệ con người này, các tình trạng “thét giá” trên trời là hoàn toàn xảy ra. Điều đó chắc chắn sẽ gây mất cân đối trong thị trường.

Mức giá này có thể được thảo luận thông qua câu chuyện của nhà phát minh Edison: Công ty Western Union đề nghị mua bản quyền cho máy điện báo thu phát bốn tín hiệu cùng lúc; họ cho Edison vài ngày để suy nghĩ. Vợ ông đã đề nghị mức giá 20.000 USD, nhưng Edison cho rằng mức giá đó quá cao. Vào ngày kí hợp đồng, Edison đã quá mải suy nghĩ về mức giá phù hợp cho sáng chế của mình; do mất kiên nhẫn, công ty Western Union đã đề nghị mức giá 100.000 USD.

Có thể thấy ngay cả Edison cũng không thể định giá được mức giá của bản quyền sáng chế mà chính mình làm ra, vậy làm sao mà ta có thể chắc bằng độc quyền sáng chế sẽ có thể mua bán như một hàng hóa bình thường?

Tạm kết

Đó là các lí do mà hầu hết các quốc gia có sự xuất hiện của luật bảo vệ sở hữu trí tuệ, đều có các chính sách nhằm phòng ngừa tình trạng độc quyền như nêu trên. Nói một cách gián tiếp, thì độc quyền là hành động kìm nén các bước tiến về công nghệ của quốc gia. Tuy không ủng hộ việc độc quyền, nhưng những đặc quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế vẫn được tôn trọng và bảo hộ.

Quãng thời gian 20 năm được cho là “đủ” để cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có thể thu được lợi nhuận  từ sáng chế của mình trước khi nó trở thành một sáng chế đại trà. Đồng thời, khi phải công khai sáng chế, cũng là một biện pháp tốt để các nhà nghiên cứu có thể xem xét, đánh giá, thậm chí là cải tiến sản phẩm này, giúp cho nó phù hợp và có khả năng thương mại cao hơn (tất nhiên vẫn phải thông qua sự cho phép của chủ sở hữu).

4/5 - (1 vote)

4/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *