Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Phí đăng ký tại Ấn Độ

Nhóm đầu tiên: $480

Nhóm tiếp theo: $400

Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ, Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Ấn Độ- Việc bảo hộ thương hiệu tại Ấn Độ hiện nay vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên vấn đề bảo hộ thương hiệu tại quốc tế trong đó có Ấn Độ đang trở nên quan trọng và trở thành yêu cầu bắt buộc và tối cần thiết nhất là khi gia nhập vào khối kinh tế toàn cầu nơi mà sự lơ là, chủ quan dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến cả một thương hiệu lớn sụp đổ.

Có thể bạn quan tâm

Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Ấn Độ?

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Trước hết một cá nhân, tổ chức đang sinh sống và kinh doanh tại Ấn Độ trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu. Rõ ràng việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là hết sức cần thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, cá nhân có mối quan hệ thương mại quốc tế hoặc có sự cạnh tranh cao trên thị trường.

Lựa chọn ngành nghề đăng ký

+ Việc lựa chọn ngành nghề đăng ký bảo hộ cùng nhãn hiệu là rất quan trọng và mang tính quyết định tới phạm vi bảo hộ và sự phát triển sau này của doanh nghiệp.

+ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì một khi đã đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn không được phép bổ sung thêm ngành nghề/ sản phẩm dịch vụ mà bắt buộc phải nộp thành bộ hồ sơ mới với ngày nộp đơn mới.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

+ Mẫu nhãn hiệu

+ Bản sao đăng ký kinh doanh (Nếu tự nộp đơn hoặc nộp đơn không thông qua Đại diện SHTT)

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp)

– Nộp hồ sơ và theo dõi kết quả

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

– Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

+ Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành các thủ tục

+ Tư vấn tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

+ Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ và theo dõi hồ sơ cho tới khi có kết quả cuối cùng

+ Nhận kết quả và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

+ Phối hợp xử lý vi phạm Quyền nhãn hiệu tại Ấn Độ (nếu có)

Ấn Độ nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá và đang dần giữ vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài tư vấn khách hàng (customer service) và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Quốc gia tiềm năng cho ngành công nông nghiệp, xuất khẩu của Việt Nam.

Ai có quyền đăng ký tại Ấn Độ ?

Bất kể cá nhân, tổ chức nào dù có địa chỉ kinh doanh tại Ấn Độ hay không, đều có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức không hiện diện tại Ấn Độ đều phải đăng ký thông qua một đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp.
A&S Law cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ. Liên hệ 0972 817 669 để được tư vấn.

Ấn Độ chấp nhận đơn nhiều nhóm hay không?

Trả lời: Có.
Ấn Độ chấp nhận đơn đăng ký nhiều nhóm. Hay nói một cách khác, tại Ấn Độ người nộp đơn (Chủ đơn) có thể yêu cầu bảo hộ nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ trong cùng một đơn đăng ký.
Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đơn, cũng như việc quản lý theo dõi đơn được diễn ra tốt hơn.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Chi phí đăng ký chính xác sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ cũng như số lượng sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm đăng ký đó.
Chi phí trung bình cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ là 9.000.000 VND

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ như sau:
– Nhãn hiệu cần đăng ký.
– Danh mục sản phẩm dịch vụ muốn đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu
– Thông tin của chủ đơn: Tên, địa chỉ.
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (Nếu có)
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có)

4/5 - (1 vote)

4/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *