Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

Bài viết dước đây, ASLaw sẽ tư vấn về các thủ tục khi đăng ký nhãn hiệu cho quần áo.

Có thể bạn quan tâm

Vốn được biết đến như một mặt hàng cần thiết của con người, nhu cầu mua sắm quần áo cũng tăng theo sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì ý tưởng về thương hiệu là vô cùng cần thiết.

Các hãng thời trang, may mặc luôn muốn tạo ra một bản sắc riêng, độc đáo cho các sản phẩm may mặc của mình, biến nó thành thương hiệu được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, quần áo hay hàng may mặc cũng là những sản phẩm rất dễ bị nhái hoặc bắt chước. Để tự bảo vệ cho thương hiệu quần áo của mình  thì việc xây dựng thương hiệu riêng biệt, tạo dựng uy tín và cạnh tranh lành mạnh với các chủ thể kinh doanh mặt hàng cùng loại là vô cùng cần thiết.

Việc đăng ký nhãn hiệu để được cấp văn bằng bảo hộ nhằm giúp:

Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho phép doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ độc quyền sử dụng tên nhãn hiệu, chống các đối thủ sử dụng những tên gọi tương tự hay gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không là mạnh.

Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng giúp doanh nghiệp đề phòng được các doanh nghiệp mới thành lập có tên gọi nhái theo nhãn hiệu.

Thứ ba, nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký cũng cho phép doanh nghiệp có cơ sở pháp lý thuận tiện để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm.

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh đang được các chủ thể chú trọng, đó cũng chính là bước đi đầu tiên trong kế hoạch phát triển thương hiệu. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu bằng cách có thể nộp đơn trưc tiếp vào Cục sở hữu trí tuệ hoặc gián tiếp qua đường bưu điện. Thời gian kể từ lúc nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu rơi vào khoảng từ 12-14 tháng. Trong khoảng thời gian đó, Cục sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung đơn, những đơn nào không đáp ứng được những tiêu chí về mặt hình thức cũng như vi phạm về việc trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó sẽ bị từ chối.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu  gồm những gì:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

+ Giấy ủy quyền theo mẫu

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được nộp cho Cơ quan nào ?

Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới một trong các địa

chỉ sau:

+ Cục Sở hữu trí tuệ (384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

+ Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh(27B Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh).

+ Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).

+ Thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp (A&S…).

Lưu ý:

– Sử dụng nhãn hiệu: Sau khi được cấp giấy chứng nhận nếu trong vòng 5 năm liên tiếp mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu trên thực tế thì nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực.

– Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để tiếp tục duy trì hiệu lực cho văn bằng.

Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng sẽ được bảo hộ mà nhãn hiệu đó còn phải đạt được những điều kiện bảo hộ mà pháp luật đưa ra. Do đó, để việc đăng ký nhãn hiệu đạt được hiệu quả cao nhất thì người nộp đơn đăng ký nên thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như ASLaw để có thể thay mặt mình thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *