Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ bảo vệ

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ bảo vệ, an ninh. Bài viết dưới đây của ASLaw sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để thực hiện đăng ký bảo hộ.

Có thể bạn quan tâm

 Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu, đăng ký logo đều là những thuật ngữ có bản chất cơ bản giống nhau. Bạn đang có nhu cầu mở công ty bảo vệ, ngoài việc xin cấp phép kinh doanh thì thủ tục đăng ký nhãn hiệu là không thể thiếu để nhãn hiệu của bạn được Nhà nước bảo vệ, đồng thời quảng bá dịch vụ của bên bạn tới các đối tác. Nhãn hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt công ty của bạn với các công ty khác có cùng dịch vụ bảo vệ.

Để có được một nhãn hiệu không chỉ đẹp, độc đáo mà còn có khả năng đăng ký, hay tham khảo bài viết “Cách thiết kế thương hiệu nhãn hiệu” của ASLaw.

Một số yếu tố hay xuất hiện trong các nhãn hiệu của các công ty về bảo vệ, an ninh khi đăng ký sẽ không được bảo hộ riêng, mọi người đều được dùng như: bảo vệ, an ninh, hình bản đồ Việt Nam, security.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ bảo vệ, an ninh:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu;

– Mẫu nhãn hiệu;

– Danh mục sản phẩm/dịch vụ đăng ký, nếu bạn chỉ đăng ký cho dịch vụ bảo vệ, an ninh thì nhóm đăng ký theo bảng phân loại hàng hóa dịch vụ quốc tế Ni Xơ 10 là nhóm 45.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu từ 14 đến 16 tháng.

Địa điểm xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn là Cục Sở hữu trí tuệ.

Cách đăng ký nhãn hiệu:

– Bạn trực tiếp đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ tại trụ sở của Cục hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh.

– Nộp đơn thông qua các đại diện Sở hữu công nghiệp do Cục cấp phép đại diện với nhiều lợi ích, hãy tham khảo bài viết “Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu”

ASLaw, đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ sẵn sàng hỗ trợ các công ty dịch vụ bảo vệ, an ninh đăng ký nhãn hiệu:

– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành;

– Soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi đơn cho tới khi có kết quả;

– Trả lời các công văn, ý kiến, phản đối của Cục và của bên thứ ba (nếu có);

– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Xử lý vi phạm quyền độc quyền nhãn hiệu.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *