Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu cho bếp ga

Bếp ga có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây, A&S sẽ tư vấn việc đăng ký nhãn hiệu cho bếp ga theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, bếp ga đã là loại bếp chiếm ưu thế và phổ biến nhất trong các gia đình. Bếp ga có giá thành khá rẻ và nhiên liệu ga được sử dụng rất phổ biển. Tuy nhiên, việc lựa chọn được một cái bếp tốt và sử dụng an toàn luôn là câu hỏi được đặt ra, không phải ai cũng có thể trả lời.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bếp ga, bếp gas âm nhập khẩu; từ chất lượng thấp đến cao, từ hàng Trung Quốc đến Châu Âu đủ chủng loại, giá cả. Trung bình mỗi năm người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu chiếc bếp ga nói chung. Riêng về bếp ga mini, Việt Nam là một trong ba nước tiêu thụ lớn nhất thế giới với khoảng 2,5 triệu chiếc/năm. Thế nhưng, chất lượng bếp ga hiện nay thật khó mà biết chất lượng của từng loại tốt xấu thế nào, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Ngoài việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá với chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, việc đăng ký nhãn hiệu là việc làm vô cùng cần thiết.

Việc đăng ký nhãn hiệu tuy không bắt buộc, nhưng nó lại đặc biệt quan trọng vì việc đăng ký nhãn hiệu này không những giúp cho việc phân biệt sản phẩm dịch vụ giữa các tổ chức khác nhau mà còn chống lại các hành vi xâm phạm tới việc độc quyền sử dụng nhãn hiệu, tạo cơ sở và tiền đề cho việc vươn ra thị trường thế giới cho doanh nghiệp

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa ,dịch vụ sẽ gắn nhãn hiệu;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới một trong các địa chỉ sau: Cục Sở hữu trí tuệ (384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội); hoặc Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

+ Thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu

+ Theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, toàn bộ thời gian cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá kể từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được văn bằng bảo hộ là 12 tháng với điều kiện đơn không bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bị từ chối. Trong đó, thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng và thời hạn xét nghiệm nội dung là 9 tháng.

+ Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn trên thường kéo dài khoảng từ 14 đến 16 tháng và sẽ kéo dài hơn nữa do số lượng đơn nộp vào cục hiện nay quá nhiều hoặc nếu đơn được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bị từ chối.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *