Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Phân biệt giữa Nhãn hiệu và Nhãn hàng hoá

 Ngày nay, hàng hoá lưu thông trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ …. Sự phong phú, đa dạng đó, không ngoài mục đích gì khác là đáp ứng thị hiếu, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.

Phân biệt giữa Nhãn hiệuNhãn hàng hoá.

Cũng chính vì sự đa dạng, phong phú của hàng hoá mà khiến cho không ít người tiêu dùng lúng túng trong việc chọn mua hàng hoá. Thông thường, để tránh nhầm lẫn, mua phải những loại hàng hoá, vật dụng không mong muốn, nhiều người đã tìm hiểu về hàng hoá cần mua từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như quảng cáo trên báo, đài, tivi, tờ rơi, mạng internet hoặc từ người thân, bạn bè, những người đã sử dụng hàng hoá trước đó hoặc từ nhân viên marketing, bán hàng hoặc trang các trang thông tin điện tử của người sản xuất, phân phối,…, hoặc sẽ mua và sử dụng những hàng hoá bởi sự nổi tiếng của nhãn hiệu, của tên tuổi của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, một kênh thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng đôi khi không chú ý trong quá trình lựa chọn mua hàng, đó chính là nhãn hàng hoá. Và trong thực tế không phải ai cũng phân biệt được thế nào là Nhãn hàng hoá và thế nào là Nhãn hiệu.

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đưa ra một số nội dung cơ bản nhằm giúp bạn đọc phân biệt được NHÃN HIỆU và NHÃN HÀNG HOÁ.

  1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân và việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là tự nguyện.

Một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Có các loại nhãn hiệu:

– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

Với chức năng là một công cụ marketing, nhãn hiệu truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ, công sức, tiền của mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ đó.

  1. Nhãn hàng hoá là gì?
  2. a) Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu bắt buộc phải ghi nhãn hàng hoá theo qui định của pháp luật về nhãn hàng hoá

  1. b) Ghi nhãn hàng là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Những hàng hoá sau không bắt buộc ghi nhãn:

– Hàng hoá là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

– Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản) vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

  1. c) Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá:

– Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá đó chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

– Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông trên thị trường phỉa ghi nhãn theo quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hoá.

– Hàng hoá nhập khẩu nhập khẩu mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

  1. d) Nội dung ghi nhãn hàng hoá:

– Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá:

+ Tên hàng hoá;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

+ Xuất xứ hàng hoá (đối với hàng hoá nhập khẩu);

– Ngoài ra phải thể hiện trên nhãn hàng các nội dung bắt buộc tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, cụ thể như sau:

+ Định lượng;

+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;

+ Thông số kỹ thuật;

+ Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Ngoài các nội dung bắt buộc, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá được phép ghi lên nhãn những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.

Vị trí nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn hàng hoá mà không cần phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:

– Các nội dung như: tên hàng hoá; tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá.

– Các nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chi ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

– Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt.

– Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định trên, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

– Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không che khuất nội dung của nhãn gốc.

– Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái  La tinh:

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

+ Tên, địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất.

Kích thước, màu sắc nhãn hàng hoá:

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá, sao cho bảo đảm thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định và nhận biết một cách dễ dàng bằng mắt thường.

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.

Với những thông tin nêu trên, hy vọng đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản để phân biệt giữa Nhãn hiệu và Nhãn hàng hoá.

Người tiêu dùng cần chú ý tìm hiểu thông tin về hàng hoá được thể hiện trên nhãn hàng hoá. Hãy mua và sử dụng những loại hàng hoá có nhãn hàng hoá rõ ràng, đầy đủ các nội dung qui định, đó chính là cách tiêu dùng thông minh, góp phần cùng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, các cơ quan quản lý nhà nước đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trên thị trường./.

(Theo Viết bởi Trương Công Tuyến – Chi cục TCĐLCL TP. Đà Nẵng)

 

 

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *