Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Nguồn gốc và sự phát triển bản quyền

Nguồn gốc và sự phát triển bản quyền được tiến sỹ Vũ Mạnh Chu- Cục Trưởng Cục Bản Quyền Tác Giả giới thiệu trên trang web của cục sở bản quyền tác giả.

 Trên khắp thế giới, quyền của những người sáng tạo được công nhận là quyền cá nhân, ghi tại Điều 27 Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10-12-1948. Theo Công ước Berne thì nó là các quyền độc quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Hệ thống luật án lệ với bước phát triển đầu tiên về bản quyền bắt nguồn từ phán quyết của Toà án Anh Quốc, về đặc quyền in ấn. Nữ hoàng Anh Anne đã tạo ra bước ngoặt cơ bản ở việc trao quyền in ấn tác phẩm cho tác giả của nó vào năm 1710. Cùng với hệ thống luật án lệ, hệ thống luật thành văn với nhiều xuất xứ, nhưng mốc lịch sử quan trọng nhất nảy sinh ra vấn đề bản quyền bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Với cách tiếp cận từ các quyền tự nhiên, quyền đối với tác phẩm được coi là loại quyền “đặc biệt” của các cá nhân là tác giả của tác phẩm được sáng tạo từ lao động của tư duy. Nó là quyền sở hữu riêng tư và thiêng liêng đối với tác phẩm.

Ngày nay, trên khắp thế giới, các quyền của những người sáng tạo như nhà văn, nhạc sĩ, nghệ sĩ đã được luật pháp quốc gia bảo hộ. Để điều chỉnh mối quan hệ toàn cầu, các nội dung cơ bản về quyền tinh thần và quyền kinh tế của tác giả đã được luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế quy định đồng nhất.

Các quyền của tác giả được pháp luật thừa nhận, mỗi cá nhân tác giả phải tự quản lí lấy các quyền của mình, khai thác nó để đạt được các lợi ích kinh tế, bù đắp các tiêu hao trong quá trình sáng tạo; đồng thời tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học mới phục vụ được nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội loài người.

Tuy nhiên lịch sử đã tìm ra “lối đi” cho việc quản lí quyền. Điều này được xác nhận từ kinh nghiệm lịch sử, kể cả trong điều kiện các sáng tạo là sản phẩm đa phương tiện, cùng những tiến bộ mới đang được áp dụng rộng rãi là công nghệ số. Thay vì tác giả tự quản lí quyền của mình – quản lí cá nhân – trong nhiều trường hợp không hiệu quả bằng quản lí tập thể. Nhu cầu nhanh chóng tiếp cận tác phẩm để sử dụng, nhu cầu sử dụng tác phẩm ở nhiều hình thức khác nhau là đòi hỏi thực tế. Trong khi việc tiếp cận với tác giả không phải là bất kì thời gian và địa điểm nào. Mặt khác, với tư cách là người sáng tạo, tác giả cần ưu tiên đầu tư thời gian, vật chất, kể cả địa điểm thuận lợi cho lao động tư duy của mình. Vì vậy, sự khai thông và thay thế cho quản lí cá nhân bằng quản lí tập thể là cách thức thỏa đáng. Sự xuất hiện của giải pháp có lợi – quản lí tập thể – cho cả người sáng tạo và nhà sử dụng, cũng như nhu cầu của công chúng về việc được hưởng thụ sớm các tác phẩm là lời giải của những mâu thuẫn. “Quản lí tập thể” là kinh nghiệm lịch sử của nhân loại, bắt nguồn từ các nước có nền công nghiệp bản quyền phát triển, đã mở đường để đạt được sự hài hòa về lợi ích trong quan hệ giữa Người sáng tạo – Nhà sử dụng – Công chúng hưởng thụ.

Theo Ts. Vũ Mạnh Chu (Cov.gov.vn)

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *