Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Hiểu thế nào về quyền tác giả

Hiểu thế nào về quyền tác giả? Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa

 Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này của tác giả trực tiếp sáng tạo ra và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.

        Pháp luật về quyền tác giả  của một quốc gia trao cho tác giả, nhạc sỹ, người viết phần mềm, nhà thiết kế trang web và các tác giả  sáng tạo khác sự bảo hộ pháp lý đối với các sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ, thường được gọi là “tác phẩm”. Pháp luật về quyền tác giả trao cho tác giả của tác phẩm một nhóm độc quyền đối với tác phẩm của họ trong một thời hạn nhất định. Những quyền này cho phép tác giả kiểm soát việc sử dụng tác phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau và nhận được tiền thù lao. Pháp luật về quyền tác giả cũng trao cho tác giả“quyền nhân thân” nhằm bảo vệ danh tiếng của tác giả và sự toàn vẹn của tác phẩm. Đối với mỗi hình thức tác phẩm khác nhau thì có thời hạn bảo hộ khác nhau, tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng quyền tài sản suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn. Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ (2005 được sửa đổi 2009)và Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 (Nghị định 85 sửa đổi bổ sung một số quy định Nghị định 100) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *